PHẦN THỨ BA
PHẦN CHÍNH. ĐỜI ÔNG NỘI TRỞ XUỐNG
Trong bản ghi này tôi chỉ nói tương đối cụ thể người con thứ hai là Hoàng Đình Xứ và con cháu của ông.
Ông Hoàng Đình Xứ kỵ 01/12 âm lịch mộ phần tại lăng mộ thuộc trạng đất làng Nam cường Vĩnh Nam. Ông sinh ra lớn lên tại thôn Nam cường xã Vĩnh Nam, ngày nay gọi là xã Trung nam ( Vĩnh Trung và Vĩnh Nam nhập lại thành 1 xã). Ông xây dựng gia đình với bà Lê Thị Tục quê ở xã Vĩnh Tú huyện Vĩnh Linh. Hai ông bà tần tảo làm nông trông sắn khoai, chăn nuôi lợn gà, để nuôi 11 người con. Các con ông bà sau ngày đều tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong đó có hai người con là liệt sỹ. một người là liệt sỷ thời chống Pháp. Những người còn lại đều là bộ đội hoặc dân quân bám trụ giữ làng đối đầu với bom đạn giặc Mỹ. Có người là xã đội trưởng, người là bí thư đảng ủy bộ phận.
Ông Hoàng Đình Xứ là người có nghề đan lát, và thiên tường địa lý hiểu biết thiên văn người xưa gọi là thầy địa ông mất năm 1976. Ông sinh ra trong một gia đình dòng họ Hoàng là dòng họ khai khẩn đất đai cả vùng nên ít nhiều có đất đai để trồng trọt sinh sống. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp ông được ông Nguyễn Hoa là chủ tịch ủy ban kháng chiến xã Vĩnh nam giao nhiệm vụ làm công tác vận động xây dựng tài chính cho tổ chức Đảng và lực lượng dân quân gọi là kinh tài cho cách mạng. Vì có ít ruộng đất, trâu bò nên khi cải cách ruộng đất, cách mạng xếp ông vào lớp trung nông. Ông đã hiến toàn bộ đất đai, trâu bò cho hợp tác xã lúc bấy giờ và tham gia xã viên hợp tác xã. Ông rất giỏi việc xem tử vi nhưng không bao giờ hành nghề, chỉ khi nào tổ chức cần thì ông giúp . Tôi đã chứng kiến năm 1972 ông đã giúp công an Vĩnh Linh tìm ra tài sản của một chiến sỉ chết trên đường về đơn vị là BCHQS huyện Vĩnh Linh.
Bà Lê Thị Tục là một người phụ nử hay lam hay làm, siêng năng chịu thương chịu khó, thương chồng chăm con. Bà là người quản lý chăm lo kinh tế của gia đình, tiết kiệm ăn hôm nay lo cho cả tháng, cả năm sau. Thực phẩm hoa quả nhà trồng thu hoạch bà đều tìm cách bảo quản phơi khô, muối mắm để ăn dần lúc khó khăn. Nhờ đó mà con đông nhưng chưa bao giờ bà để cho con đói, khát. Vì cuộc sống lúc đó còn khó khăn do sinh nở nhiều làm việc vất vả nên bị bệnh qua đời năm 1962.
Hai ông bà tần tảo làm được ngôi nhà gỗ 5 gian, đến năm 1966 đế quốc Mỹ xâm lược miền bắc. Ngôi nhà được tháo dỡ làm 3 căn hầm chữ A, cho 3 người con còn cột nhà được đem chống lầy cho xe ô tô qua. Vì vùng đất đỏ dù trên đồi nhưng là đất đỏ bazan nên mùa hè đất bột tơi đi chân đất cũng sục đến tận mắt cá chân, mùa mưa thì lại lún. Đường sá xe đi nhiều chuyển lương thực, đạn dược và bộ đội tiếp tế cho cồn cỏ và vào Nam chiến đấu để xe ô tô không bị sụt lầy cách tốt nhất là lấy gỗ làm đường. Nhưng Vĩnh Linh lúc này những cây gỗ đều bị bom đánh gãy đổ hết nên nhân dân dỡ nhà làm đường cho xe qua. Từ đó không còn lại vật gì để làm kỷ niệm.
Các con của hai ông bà là:
1.Ông Hoàng Đình Đổng sinh năm 1919 kỵ 16/9 âm lịch mộ phần tại khu mộ liệt sỷ kháng chiến chống Pháp tại Nghĩa Trang Liệt sĩ huyện Vĩnh Linh. Ông là con trai trưởng là người sớm yêu nước ông đã đi theo cách mạng từ năm 1939 đến năm 1944 ông ở trong đoàn vệ quốc quân tại miền trung cùng đơn vị tiến ra mặt trận Cao Bắc Lạng. Trên đường vừa hành quân vừa chiến đấu, đơn vị ông đã phải chiến đấu với đội quân tinh nhuệ của thực dân Pháp, ông bị thương nên đơn vị đưa về gia đình gửi lại còn đơn vị tiếp tục tiến ra bắc. Hy sinh tại quê nhà.Kỵ 16/9 âm lịch.,Ông lấy vợ là Trần Thị Hán sinh được ba người con một trai hai gái. Là Hoàng Thị Mùi và Hoàng Đình Thảng. Nhưng sau này hai người con trước mất khi còn nhỏ chỉ có người con gái út sống với ông nội đến khi lấy chồng.
Người con gái út là Hoàng Thị Hương lấy chồng là ông Nguyễn Đình Tuệ quê ở Hà Tĩnh là sĩ quan thông tin thuộc mặt trận Bình trị Thiên đóng tại khu vực Vĩnh Linh. Trước khi về hưu ông là Đại tá chủ nhiệm thông tin mặt trận biên giới phía bắc. các con của hai ông bà là Nguyễn Thị Hà Linh,Nguyễn Đình Hùng Minh, Nguyễn Đình Quảng, Nguyễn Đình Trị, Nguyễn Đình Thiên, Nguyễn Thị Mỹ Linh.
2.Ông Hoàng Đình Thát mất khi còn nhỏ kỵ 15/9 âm lịch phần mộ tại lăng với cha mẹ
3.Ông Hoàng Đình Xưởng mất khi còn nhỏ.Kỵ11/2 âm lịch phần mộ tại lăng với cha mẹ.
4.Ông Hoàng Đình Doạt kỵ 19/2 âm lịch mộ phần tại lăng đất làng. là người con cá tính ,tích cực tham gia hoạt động cách mạng được giao nhiệm vụ làm xã đội trưởng xã Vĩnh nam. Ông xây dựng gia đình với bà Trần Thị Đoài. Bà đã đảm đang công việc gia đình, là điểm tựa để cho chồng tham gia cách mạng. Bà cũng là người chăm lo nuôi dưỡng các con ăn học thành tài. Mặc dù con đông nhưng các con của ông bà đều trưởng thành và thành đạt.
Hai ông bà sinh được 8 người con.
- Bà Hoàng Thị Dựng ( Hồng) sinh năm 1953. năm 1967 do chiến tranh ắc liệt Đảng, Chính phủ đã có chính sách đưa con em Vĩnh Linh ra phía bắc ăn học, khi học xong trung cấp điện tính thì Quảng Trị được giải phóng. Bà trở về quê hương làm việc tại bưu điện Vĩnh Linh đến khi nghỉ hưu. Bà xây dựng gia đình với ông Trần Thao cùng quê , ông từng giữ các chức vụ Chủ tịch UBND huyện, Bí thư huyện ủy Vĩnh Linh, Quyền chủ tịch HĐND tỉnh Quảnh Trị.
- Ông Hoàng Bất Diệt sinh năm 1954, Tên lúc mới khai sinh là (Hoàng Đình Diệc). Ông được sơ tán ra Thái Bình sau đó vào Tân Kỳ Nghệ An để học tại trường cấp III Vĩnh Linh ở Tân kỳ.
Năm 1972 chiến tranh ác liệt giặc Mỹ đánh phá ra miền bắc ngay trong kỳ thi cuối cấp và thi đại học tại Vinh; khu vực thi của học sinh cũng bị bom Mỹ đánh phá nhưng rất may là khu vực trường thi không có ai bị thương hay hy sính. Cùng năm đó ông được đi học kỹ sư xây dựng tại Bun Ga Ri lúc đó cũng là một nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
Khi học xong ông được điều động vào làm giảng viên trường Đại học bách khoa Đà nẳng. Khi đó vừa mới giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đến năm 1991 khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên Thành Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Ông xin về làm công tác xây dựng tỉnh Quảng Trị trước khi nghĩ hưu ông là Giám đốc công ty tư vấn xây dựng tỉnh Quảng Trị. Ông xây dựng gia đình với 3 bà vợ lần lượt như sau:
Bà Lê Thị Tuyến quê quán Vĩnh Hòa Vĩnh Linh, hai ông bà sinh được một con trai là Hoàng Đình Hải ( Hoàng Minh Hải), do hoàn cảnh phải ly dị . sau đó ông xây dựng gia đình với Bà Đỗ Thị Hoa quê ở hải dương công tác tại văn phòng Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Trị. Có 2 người con . Bà thứ ba là Thơm quê Vĩnh Trung.
- Bà Hoàng Thị Dung sinh năm 1956, xây dựng gia đình với ông Nguyễn Thanh Huyên. Bà là đoàn viên năng nổ, nhiệt tình là dân quân gương mãu năm 1976 được ra Hà Nội tham gia trong đoàn quân diễu hành mừng thống nhất non sông. Hai ông bà sinh được 6 người con gái.
- Bà Hoàng Thị Hương (Di)sinh năm 1958 sinh ra lớn lên được học hành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, bà là người sống tình cảm, trách nhiệm với gia đình với công việc . học xong lớp 10/10 bà về quê hương công tác và lấy chồng là Trần Bình cùng thôn là công nhân đo dạc chưa có con thì chồng mất do bệnh tật. Bà về nhà ở với bố mẹ làm nông nghiệp và đi học kế toán sau đó làm việc tại phòng tài chính, cục thuế huyện Vĩnh Linh. Lấy chồng là Nguyễn Xuân Trường trưởng phòng tài chính huyện sinh được 2 con gái. Về hưu thì bà mất do bệnh.
- bà Hoàng Thị Dạn chết khi còn nhỏ do bệnh tật.
- Bà Hoàng Thị Dị sinh 1959 bà học xong phổ thông thì ở nhà tham gia hợp tác xã, lấy chồng là Phạm Khả Hiệc, cuộc sống vất vả nhưng hai ông bà cũng sinh được 3 người con. Sau này hai ông bà ly dị bà ở vậy nuôi đàn con ăn học nên người.
- bà Hoàng Thị Liên sinh năm 1963 học xong tham quân đội Nhân dân Việt nam năm 1981 – 1983, về công tác tại xí nghiệp Vôi Vĩnh Linh lấy chồng là Nguyễn Văn Hùng quê ở Vĩnh Long. Cũng là bộ đội xuất ngủ , về công tác tại xí nghiệp vôi, công ty vật tư Vĩnh Linh.hai ông bà sinh được 2 trai 1 gái.
- bà Hoàng Thị Lan học xong lớp 10/10 chết do tai nạn nước.
5. bà Hoàng Thị Thinh bà được cha mẹ giả cho ông Trần Hữu Nguyên tại thôn nam thuận Nam cường Vĩnh nam. Bà sống một cuộc đời rất khổ cực sinh 7 người con có 6 trai và một gái. Ông Trần Hữu Nguyên làm cán bộ hợp tác xã nhưng rượu chè bê tha hay đánh vợ con, không chăm lo cửa nhà. Bà một mình nuôi các con khôn lớn trưởng thành. Bà bị bệnh gan chết ở miền Nam sau các con đưa ra quê nhà.
- Các con là:
Trần Thị Lý lấy chồng làm phó văn phòng UBND huyện Vĩnh Linh nay nghĩ hưu
Trần Hữu Lớn đi công nhân nay sống ở miền nam
Trần Hữu Thừa ở tại quê nhà nam cường Vĩnh nam
Trần Hữu Mạnh là công an trại giam khu vực tây nguyên nay nghĩ hưu
Trần Hữu Thọ sống ở miền nam
Trần Hữu Trường sống ở miền nam
Trần Hữu Sơn sinh sống tại khu phố 7 Thị trấn hồ Xá
6.ông Hoàng Đình Thiệu không nhớ năm sinh; ông được học tập lớn lên trong sự giáo dục chăm sóc của bố mẹ, khi lớn lên ông tham gia cách mạng, trong những ngày kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Vĩnh Linh là tuyến lửa của miền bắc xã hội chủ nghĩa. Đế quốc Mỹ tuyên bố biến Vĩnh Linh thành mảnh đất không còn sự sống. Ông đã cùng quân và dân Vĩnh Linh bám trụ giữ đất xây dựng quê hương. Năm 1971 khi ông đang giữ chức bí thư Đảng bộ, bộ phận Hùng Cường đang chuẩn bị hồ sơ để kết nạp đảng viên mới thì bị bom B 52 hy sinh. Vợ ông là bà Tạ Thị Sâm hai ông bà sinh được 2 con trai oàng Đình HHvà 2 con gái.
Các con của ông là:
-bà Hoàng Thị Hồ sinh 1957 trong chiến tranh chống Mỹ được ra miền bắc học tập hết cấp 3, sau khi học xong phổ thông bà cho đi học lớp giáo viên dạy nghề cơ khí Vinh. Về giảng dạy tại trường trung cấp cơ khí Đồng Hới Quảng Bình, lấy chồng là ông Nguyễn Hữu Trình Đại tá Công an hai vợ chồng sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh. Mẹ bà cùng ba em sơ tán ra xã kỳ sơn huyện Tân kỳ Nghệ An.
-Ông Hoàng Đình Hằng sinh 1959 khi sinh ra ông đã bị bệnh hở hàm ếch, lúc đó bệnh viện A Vĩnh Linh được tăng cường nhiều bác sỷ giỏi vào cấp cứu điều trị cho thương bệnh binh và nhân dân Vĩnh Linh đã mổ để vá nhưng vẫn chưa được bình thường như mọi người. Ông học xong lớp 6 thì đi kinh tế mới vào Đắc lắc sau đó về Bà rịa sinh sống và lập gia đình với bà Bùi Thị Liên quê quán Vĩnh Tân Vĩnh Linh. Hai ông bà sinh được hai người con 1 trai, 1 gái.
Con trai là Hoàng Đình Thông là công an hình sự ở Bà Rịa khi lấy vợ do hoàn cảnh gia đình nên ra làm ăn tự do. Hiện sinh sống ở Bà Rịa .
Con gái là Hoàng Thị Minh hiện sinh sống tại Bà Rịa .
-Bà Hoàng Thị Hiền sinh 1964 được học xong cấp 3 thì đi học sư phạm về dạy tại Ninh thuận, sau đó lấy chồng quê Hà Tĩnh sinh sống tại TP Hồ Chí Minh. Hai vợ chồng có 1 con trai.
-Ông Hoàng Đình Hùng sinh 1965 học xong cấp 3 ông thi đỗ vào Đại học ở Tp Hồ Chí Minh khi vào học được anh chị cưng chiều nên bỏ học giữa chừng rồi đi làm công nhân cho một xí nghiệp quốc phòng. Ông xây dựng gia đình với bà Hoàng Thị Liên hai vợ chồng sinh sống ở TP Hồ Chí Minh. Sinh được hai người con 1 trai và 1 gái là Hoàng Anh Kiệt và Hoàng An Thương.
7.Ông Hoàng Đình Sí sinh năm 1933 ông là người con trung hiếu , sống trung thực, thẳng thắn có trách nhiệm với người thân, hòa đồng với làng xã. Ông học xong lớp 6 được bầu vào làm phó chủ nhiệm hợp tác xã. Trưởng ban kiến thiết, Trưởng ban kiểm soát hợp tác xã toàn xã Vĩnh nam. Trong cuộc sống ông đã được rất nhiều người dân mến mộ. Do tình tình trung thực thẳng thắn cương trực thấy đúng là bảo vệ nên dân tin tưởng mến mộ nhưng những người có chức quyền thời đó thì không thích. Ông tham gia lực lượng dân quân thường trực bắn máy bay Mỹ với súng 12 ly 7. Ông ở với người cha 70 tuổi bám trụ quê hương trong những ngày bom cày đạn xới. Ông xây dựng gia đình với bà Phạm Thị Khương sinh 1936 cùng thôn . Hai ông bà là xã viên gương mẫu của hợp tác xã, khi chiến tranh phá hoại bà được chính phủ đưa đi sơ tán theo kế hoạch K 10 .Bà cùng 3 người con sinh sống học tập tại đây đến năm 1973 thì về lại quê hương. Hai ông bà sinh được 6 người con. Trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ chỉ mới có 3 người con đi sơ tán cùng mẹ, ba người con sau được sinh ra trong hòa bình. Các con ông bà đều được cho ăn học và giáo dục trở thành người tốt. Trong chiến tranh chống Mỹ nhà ông bị bom đánh cháy ba lần. Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ ông đã nhiều lần tham gia dân công hỏa tuyến vận chuyển lương thực đạn dược vào giải phóng Đông Hà, Quảng trị, chiến trường đường 9 nam lào.
Ông là người khi còn sống luôn luôn muốn viết cuốn gia phả cho dòng họ hoặc ít nhất là gia tộc của ông Hoàng Đình Xứ.
các con ông là:
- Ông Hoàng Đức Sỹ sinh năm 1960 cử nhân Luật . Khi nhỏ năm 1966 khi chiến tranh đánh phá ra miền bắc, ngôi nhà của bố mẹ cùng ông nội sinh sống bị bom bi đánh cháy. Ông được cha cho ra ở căn hầm chữa A ngay cạnh giao thông hào, đêm đêm ông ngủ trên chiếc ghế dài để bên đoạn giao thông hào được khoét sâu vào. Mục đích là khi có máy bay ném bom thì dân quân sẻ đưa đi cùng. Thời điểm này Vĩnh Linh mỗi nhà được chia ra hai nhà trở lên các nhà cùng chia ra ở chung với nhau để rủi bị bom thì không bị chết cả nhà. Năm 1968 thực hiện kế hoạch K10 của Chính phủ sơ tán những gia đình và con em Vĩnh Linh ra miền bắc để bảo toàn lực lượng vì lúc này đế quốc Mỹ quyết biến mảnh đất Vĩnh Linh thành nơi không còn sự sống. Ông cùng mẹ và hai người em ra Tân kỳ học tập và sinh sống. Mới học lớp 1 nhưng ông đã biết vào rừng lấy củi khô, lấy măng giang và hoa chuối về để mẹ bán mua thêm lương thực, thực phẩm. Cất te, câu cá làm thức ăn, nấu cơm cho mẹ và chăm sóc 2 em. Năm 1971 ông được về thăm quê và ở lại quê nhà học tập từ lớp ba, ông học lại lớp hai vì lúc đó Vĩnh Linh chưa có lớp ba. Năm 1972 khi chiến dịch đường 9 nam lào sắp xẩy ra. Hàng đêm tên lửa A72 từ Quảng Bình bắn vào dốc Miếu, cồn Tiên, Cam lộ, Đường 9. Một lần nửa Chính phủ yêu cầu tất cả trẻ em và phụ nữ phải ra Tân kỳ, ông theo đoàn người trở ra Tân kỳ tiếp tục học tập. Lúc này chiến tranh đã lan ra miền Bắc đế quốc Mỹ đem máy bay B 52 bắn phá Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh thành khác. Tại Tân kỳ máy bay mỹ cũng thả bom trên đường 15 A và 15 B, nơi có nhiều chuyến xe vận chuyện vũ khí và bộ đội đi các chiến trường. Ngôi trường của học sinh Vĩnh nam học tại xã Kỳ Sơn Tân kỳ bị bom đánh vào chính giữa. Rất may là Chính phủ đã thông báo tất cả người dân Tân kỳ tuyệt đối không được tụ tập quá 3 người trở lên vì vậy các thầy cô đã cho học sinh nghĩ học. Nhờ vậy không thiệt hại về người.
Ngày 27 tháng 1 năm1973 Đế quốc Mỹ buộc phải ký hiệp định Pa ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam rút quân về nước. Ông cùng người dân sơ tán trở về lại quê nhà tiếp tục học tập. Trong thời học sinh ông luôn là lớp trưởng gương mâu là học sinh tiên tiến. Khi học xong ông làm bí thư chi đoàn 8 ngay nhiệm kỳ đầu đã được Trung ương đoàn tặng bằng khen. Năm 1979 khi quân bành trướng Trung Quốc đánh vào biên giới phía bắc ông vào quân đội trong gần 6 năm quân ngủ thì 3 năm liên tục ông là chiến sỉ thi đua cấp tỉnh. Năm 1985 ông chuyễn ngành với cấp bậc thiếu úy sỹ quan chính trị. Từ đó ông công tác tại bệnh viện đa khoa Vĩnh Linh, sau đó là Trung tâm y tế Vĩnh Linh. Nhiều năm là Trưởng phòng tổ chức cán bộ, Đảng ủy viên phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra kiêm bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn Trung tâm Y tế. Đến năm 2017 ông nghĩ hưu sau 40 năm công tác 34 năm tuổi Đảng. Ông xây dựng gia đình với bà Trần Thị Huê sinh năm 1964 quê Vĩnh Hòa Vĩnh Linh Hai ông bà sinh được hai người con là:
- Hoàng Thị Thương Hoài sinh năm 1986 cán bộ y tế làm việc tại trạm y tế xã Vĩnh Trung. Nay là Trung Nam. Lấy chồng là Trần Mậu Chiến quê Vĩnh Trung là chiến sỉ công an huyện Vĩnh linh. Hai vợ chồng sinh được 2 con 1 gái 1 trai.
- Hoàng Đức Anh sinh năm 1988 là bác sĩ công tác tại Trung Tâm y tế huyện Vĩnh Linh. Xây dựng gia đình với Nguyễn thị An quê Vĩnh Thủy cùng công tác ở TTYT. Hai vợ chồng sinh được con trai là Hoàng Đức Nguyên Phúc sinh 19/5/2014.
-Ông Hoàng Đức Sính sinh 1963 kỵ 05/12 âm lịch. Khi còn nhỏ ông ở cùng nhà ông bác tại quê cách nhà khoảng 50 m để tránh bom Mỹ. Năm 1967 ông cùng mẹ ra Tân Kỳ, Trên đường đi đến sông Gianh Quảng Bình khi thuyền đưa người qua sông ít mà nhân dân sơ tán thì đông nên phải chờ đợi, trời tối nên bị lạc đến khi lên xe thì thấy trẻ con nên mọi người đưa lên xe, cũng may là xe đó có mẹ trên xe nên không bị lạc gia đình. Năm 1979 đi học cấp III Tân Lâm sau đó về làm phó bí thư chi đoàn 8. Đến 1981 thì đi công nhân xây dựng tại Đông Hà. Tại đây ông quen và thương yêu rồi xây dựng với bà Nguyễn Thị Nguyên quê ở Quảng Bình cùng làm công nhân xây dựng. Ộng bị bệnh nan y được điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế rồi mất vào 06/12/1992. hai vợ chồng sinh được hai con gái là: Hoàng Hương Thảo sinh năm 1987 và Hoàng Trà My sinh 1990.
-Ông Hoàng Đức Sơn sinh 1966 cử nhân kinh tế. Năm 1967 cùng mẹ ra Tân kỳ sinh sống, đến 1973 trở về quê hương ăn học. Sau đó làm cán bộ đoàn, rồi trực Đảng của đảng bộ xã Vĩnh Nam, sau đó được bầu làm chủ tịch UBND xã Vĩnh Nam được 6 năm ông được điều động lên huyện ủy công tác với chức vụ phó trưởng ban dân vận. Năm 40 tuổi ông xây dựng gia đình với bà Trần Thị Tịnh sinh 1978. làm nghề buôn bán hai vợ chồng sinh được hai con trai là Hoàng Tiến Đạt 2004 và Hoàng Đình Dũng
-Ông Hoàng Đức Thủy sinh năm 1972 khi còn nhỏ được cho ăn học đến hết lớp 7 ông vào với anh chị là Hoàng Thị Hương vợ anh Nguyễn Đình Tuệ sinh sống tại Vũng tàu, tại đây ông được anh chị xin cho làm tại trại cai nghiện của sở lao động thương binh xã hội Bà Rịa Vũng Tàu, sau đó học lái xe, rồi lái xe cho gia đình,.Rồi về lái máy cẩu tại khu công nghiệp cảng Thị vải. Tại đây ông quen và lấy bà Nguyên Thị Nhiên quê Hà tĩnh, hai vợ chồng sinh được 2 người con là: Hoàng Đức Tài, và Hoàng Thị Kim Ngân. Hiện sinh sống tại Thị xã Phú Mỹ Bà Rịa Vũng Tàu.
-Ông Hoàng Đức Chung sinh năm 1976 học xong cấp I thì bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ở nhà làm nông nghiệp . Yêu thương và xây dựng gia đình với bà Trần Thị Phương quê quán Vĩnh Hòa Vĩnh Linh. Hai vợ chồng sinh được hai con gái là: Hoàng Thu Hà và Hoàng Linh Đan
-Bà Hoàng Thị Tuyền là con gái út sinh 1981 được ăn học hết cấp III rồi đi học sư phạm mầm non về dạy trẻ tại trường mầm non xã Vĩnh Nam. Gặp và thương yêu ông Trần Văn Quang quê quán gio Linh, Quảng Trị hai vợ chồng sinh được hai con 1 gái, 1 trai.
8.Hoàng Đình Si sinh năm 1934. được bố mẹ cho ăn học khi chiến tranh chống đế quốc Mỹ ông tham gia quân đội năm 1959, là sĩ quan thuộc đơn vị sửa chữa trang bị kỷ thuật công an vũ trang. Ông đã từng tham gia đánh đồn diệt ác tại Cam lộ. Sửa chữa xe máy cho các đơn vị vượt đường 9 vào nam. Đặc biệt chiến dịch lam sơn xi ti năm 1972; Ông đã cùng với các đơn vị từ miền bắc vào đưa xe tăng vượt sông Bến Hải vào làng vây chiến đấu, làm cho kẻ thù bất ngờ và khiếp sợ. Năm 1972 chiến trưởng Quảng Trị ác liệt nhất là giai đoạn 81 ngày đêm thành cổ. Đơn vị ít người mà người biết sửa chữa xe máy lại càng ít ông một mình túc trực trên quốc lộ 1 A sửa chữa cho cả mặt trận Quảng Trị, lấy dụng cụ phương tiện của địch phục vụ cho bộ đội ta chiến đấu.
Ông được tặng thưởng 5 huân chương trong đó có 1 huân chương gải phóng hạng 2, và nhiều huy chương khác. Ông và Trần Thị Bòn ở Nam Hùng Vĩnh Nam xây dựng gia đình và có với nhau 6 người con. Bà là người vợ đảm đang chăm lo công việc xã hội nuôi con thay chồng , để chồng an tâm cong tác. Các con của ông bà là:
-Hoàng Thị Huyền sinh 1962 khi còn nhỏ ở với mẹ ăn học phổ thông, sau đó sơ tán ra tân kỳ vào năm 1972 đến 1973 trở về quê hương. Học xong cấp II bà yêu và xây dựng gia đình với ông Trần Hữu Quyện sinh 1959. Hai vợ chồng cùng xây dựng cuộc sống trên chin mảnh đất trước đây ông Hoàng Đức si đã chiến đấu ,. Khu vực sân bay tà cơn khe sanh. Hai vợ chồng sinh được 3 người con hai trai 1 gái.
-Bà Hoàng Thị Quyên sinh 1969 được học tập và lớn lên sau làm nông nghiệp lấy chồng Trần Trong Minh cùng quê sinh sống tại khe sanh. Hai vợ chồng sinh được 3 con 2 gái 1 trai.
-Hoàng Đức Tuấn sinh 1971 sinh sống và làm việc tại quê nhà, Đi bộ đội tại Đà nẳng sau đó xuất ngủ về làm nông nghiệp hai vợ chồng còn làm nghề xây dựng để có thêm thu nhập.Vợ là Hải ở Nam Phú Vĩnh Nam. Hai vợ chồng sinh được 2 con một trai một gái.
-Hoàng Thị Thương sinh 1973 lấy chồng ra lệ Thủy Quảng bình, chồng là Võ Văn Vương là xã nông nghiệp nhưng bà lại buôn bán tần tảo nuôi con xây dựng tổ ấm với chồng. Cuộc sống khá giả hai vợ chồng sinh được 2 con trai.
-Hoàng Đức Việt sinh 1975 sinh sống và làm nông nghiệp tại quê nhà vào bộ đội sau đó được xuất ngủ về xây dựng gia đình với Nguyễn Thị Huê quê lệ Thủy Quảng Bình. Nguồn thu nhập chính là nông nghiệp ngoài ra còn có nghề phụ là xây dựng vì vậy cuộc sống không đến nổi vất vả. hai vợ chồng sinh được 3 người con 2 gái 1 trai.
-Hoàng Đức Du sinh 1978 sau khi học xong vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và lập nghiệp ở đó thương yêu và xây dựng gia đình với Đỗ Thị Đào . Những năm đầu cuộc sống vất vả nơi đất khách quê người, chồng làm công nhân vợ thì buôn bán ở chợ. Sau này khi lương công nhân thấp ông về cùng buôn bán với vợ. hai vợ chồng sinh được 2 con trai.
9.Bà Hoàng Thị Sái sinh 1935 mất ngày 8/6 âm lịch bà là một phụ nữ đảm đang yêu chồng thương con, bà xây dựng gia đình với ông Trần văn Thức thôn nam lợi, Nam cường Vĩnh nam. Bà được học hành về văn hóa, sau này được đào tạo làm nữ hộ sinh từng trực tại trạm y tế xã Vĩnh nam. Sau đó do điều kiện gia dình bà về làm nông nuôi chồng chăm chồng. Cuộc sống vất vả nơi từng được lưu truyền là Cơm bửa diếp (ba ngày có một bửa cơm) nhưng chỉ là khoai, sắn độn cơm . Tham gia cán bộ phụ nữ xã, phụ nữ liên thôn rất tích cực, nhiệt tình nên được mọi người thương yêu mến phục. Hai ông bà sinh được 6 người con.4 trai 2 gái.
Các con của bà là:
Trần Hửu Thông hiện sinh sống tại TP Hồ Chí Minh
Trần Thị Lý sinh sống tại Nam cường Vĩnh nam nay là Trung Nam
Trần Hửu Minh là cán bộ Thuế bị bệnh mất
Trần Hửu Thịnh Bộ đội thuộc Bộ chỉ huy quân sự Quảng Trị
Trần Thị Lân Lấy chồng Vĩnh Tú sống tại Tp Hồ Chí Minh
Trần Hửu Thân lấy vợ cùng quê sống tại nam cường Vĩnh Nam nay là Trung Nam
10.Hoàng Thị Huệ sinh 1937 . là người con gái đẹp nhất trong nhà bà lớn lên và thương yêu ông Trần Hữu Tỵ là giáo viên nhà ở cùng thôn Nam mới, Nam cường. Mặc dù bố mẹ không đồng ý các anh chị khuyên nhủ vì ông bố nói rằng hai đứa lấy nhau chưa hết nồi xông thì phải ly biệt. Nhưng bà vẫn quyết định lấy ông Tỵ làm chồng. Hai ông bà sinh được 1 con gái thì ông lâm bênh rồi mất khi con gái chưa ra đời. Đó là Trần Thị Thúy hiện lấy chồng sống tại Nam cường xã Trung nam. Bà Huệ được xã phân công làm giáo viên mẫu giáo, hai mẹ con tần tảo nuôi nhau. Sau này xây dựng lại với ông Võ Đinh là giáo viên chưa có gia đình. Hai ông bà sinh được 2 con trai. Đó là Võ Cường làm sĩ quan công an với chức phó tròng cảnh sát điều tra công an tỉnh Quảng Trị và Võ Đông hiện Sinh sống tại Khu phố 2 Thị trấn Hồ xá. Bà mất năm 2016.
11.Hoàng Thị Loan sinh 1938 là con út trong nhà những năm chiến tranh chống Mỹ bà đưa các cháu đi ra miền bắc theo kế hoạch 8 gọi là K8. Rồi trở lại quê hương bám trụ chiến đấu. Bà được bố trí làm cấp đưỡng cho Ủy ban hành chính khu vực Vĩnh Linh. Khi đó đóng tại miệu ông thôn nam thuận. Bà gặp và thương yêu ông Trần Đình Tư là một sĩ quan quân đội quê ở Vĩnh Hòa. Hết chiến tranh ông được ra quân về xây dựng gia đình tại đơn Thạnh Vĩnh Hòa. Nay thuộc Thị trấn Hồ Xá. Hai ông bà sinh được 3 người con 2 trai 1 gái. Hiện nay 2 ông bà đang sinh sống tại khu phố Vĩnh Tiến Thị trấn Hồ xá.
Các con của bà là:
Trần Đình Phương sinh sống tại Đồng Nai
Trần Đình Nam sinh sống tại Bà rịa Vũng Tàu
Trần Thị Diệu sống tại thôn Vĩnh Tiến Thị trấn Hồ Xá Vĩnh Linh.
Những thông tin trên được ghi lại đến đời cháu gọi ông Hoàng Đình Đổng là ông tổ, các thế hệ sau sẻ được viết tiếp vào những tập tiếp theo.