ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI
Họ và tên
Tên đăng nhập (Viết liền, không dấu, tối đa 20 ký tự)
Địa chỉ Email (Dùng khi Quên mật khẩu)
Mật khẩu (Tối thiểu 6 ký tự, tối đa 12 ký tự)
Xác nhận
Mật khẩu
Loading...

Chuyên gia lên tiếng trước lễ hội đang gây tranh cãi ở Lạng Sơn

Ngày 15 tháng Giêng vừa qua, ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn đã diễn ra lễ hội Ná Nhèm. Đây là lễ hội gắn liền với ý nghĩa tưởng niệm hai vị vua nhà Mạc là Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông. Tuy nhiên, nghi thức rước tàng thinh - mặt nguyệt trong lễ hội này đang gây nhiều tranh cãi vì quá giống với một lễ hội ở Nhật Bản.

Gợi sự tò mò nhiều hơn truyền bá văn hoá

Lễ hội diễn ra với nhiều nghi thức quan trọng, trong đó có nghi thức cung tiến lễ vật gồm hai vật là tàng thinh (sinh thực khí nam) và mặt nguyệt (sinh thực khí nữ) để cầu mong con đàn cháu đống, sinh sôi nảy nở.

Bức ảnh so sánh linh vật của hai lễ hội Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh: TL.
Bức ảnh so sánh linh vật của hai lễ hội Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh: TL.

Tàng thinh trong lễ hội này là linh vật có chiều dài 1m, đường kính hơn 40cm và nặng gần 80kg, làm bằng gỗ, sơn màu hồng. Mặt nguyệt có hình tròn, một nửa có màu đen, nửa có màu hồng. Đây được xem là một nghi thức thu hút khá nhiều sự quan tâm của du khách bởi lần đầu tiên xuất hiện với quy mô lớn ở Việt Nam.

Tuy nhiên, ngay sau đó đã có không ít ý kiến cho rằng, hai linh vật này với cách thức tổ chức khá giống với lễ hội rước sinh thực khí nam ở Nhật Bản. Nhiều người khẳng định chắc nịch rằng, nghi thức rước “của quý” với kích thước và màu sắc như vậy là một kiểu “ăn theo lễ hội của nước ngoài..”. Vì lẽ đó, đây không phải là văn hóa truyền thống hoặc đã ít nhiều làm phai đi nét truyền thống trong lễ hội Ná Nhèm.

Một cư dân mạng bày tỏ, thực ra nghi thức rước “của quý” của nam và nữ trong nhiều lễ hội ở Việt Nam không phải là hiếm. Chẳng hạn như lễ hội Trò Trám hay còn gọi là “linh tinh tình phọc” ở Phú Thọ. Tuy nhiên, các linh vật được cách điệu để bớt tính dung tục và được thể hiện dưới dạng nghi lễ kín đáo chứ không phô trương, linh đình và trần trụi như ở Ná Nhèm.

GS.TS Nguyễn Xuân Kính, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa cho rằng, Việt Nam từ ngày xưa vẫn có các lễ hội có các hoạt động tính giao (giao phối) nhưng Lạng Sơn lâu nay không có. Vì thế, nếu tổ chức hoạt động này trong lễ hội sẽ gợi nên sự tò mò nhiều hơn truyền bá văn hoá.


Tàng thinh và mặt nguyệt trong lễ hội năm 2015. Ảnh: BTN.

Tàng thinh và mặt nguyệt trong lễ hội năm 2015. Ảnh: BTN.

“Về Lễ hội Ná Nhèm tôi chưa đủ tài liệu để nói có lai căng, ảnh hưởng của lễ hội Nhật Bản hay không nhưng theo tôi không nên tổ chức nghi thức này trong lễ hội vì nó gợi nên sự tò mò, gợi dục. Ngoài mục đích tổ chức để thõa mãn sự tò mò nhằm hút khách, hút tiền thì không có ý nghĩa gì khác”, GS Kính nói.

Theo GS Kính thì nếu ngày xưa nghi thức này có trong Lễ hội Ná Nhèm của Lạng Sơn thì bây giờ cũng không nên diễn lại tích này làm gì. Còn nếu địa phương thực sự muốn thu hút khách du lịch thì cũng không cần phải bịa đặt văn hóa bởi trong văn hóa đòi hỏi sự trung thực.

“Anh thu hút khách du lịch mà làm kiểu đó thì sẽ không thể phát triển du lịch bền vững được”, GS Kính nhấn mạnh.

Vô tình giống linh vật của Nhật Bản

Trước những phản ứng trái chiều của dư luận về nghi thức rước tàng thinh - mặt nguyệt trong Lễ hội Ná Nhèm, ông Bàn Tuấn Năng thuộc Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - một trong những người tham gia phục dựng lại Lễ hội Ná Nhèm chia sẻ, ông chính là người chủ trì trong việc sưu tập tư liệu và tiến hành khôi phục lại lễ hội Ná Nhèm từ năm 2012. Từ đó đến nay, năm nào ông cũng tham gia lễ hội với tư cách cố vấn chuyên môn.

“Câu chuyện về Lễ hội Né Nhèm đang được mọi người chú ý vào chi tiết rước tàng thinh và mặt nguyệt (sinh thực khí nam, sinh thực khí nữ) mà quên đi rằng trong lễ hội này đó chỉ là một chi tiết rất nhỏ. Về tàng thinh và mặt nguyệt, tôi nói rõ luôn. Thứ nhất, có phóng viên hỏi tham khảo lễ hội bên Nhật Bản không, tôi bảo, trước khi tổ chức lễ hội này, tôi không biết Nhật Bản cũng có một lễ hội như thế này. Tôi chỉ thống nhất với các cụ là năm nay phải làm tượng to hơn để tạo một điểm nhấn cho mọi người đến háo hức, vui vẻ. Một lễ hội mà tặng thêm cho con người nụ cười thì sẽ tốt hơn rất nhiều chứ.

Về màu sắc, có ba màu để lựa chọn. Lúc đầu Ban tổ chức đề nghị với tôi là làm nguyên mẫu màu cánh gián, tôi nói rõ không được. Đã là linh vật thì chỉ có thể gần đúng chứ không được phép đặc tả chính xác 100% bởi khi đặc tả sẽ trở nên tục tĩu. Còn hai màu còn lại là màu đỏ và màu hồng. Tôi thấy màu đỏ nhìn khủng khiếp quá nên chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là màu hồng. Mới đây tôi xem lại thì đúng là đã vô tình giống với linh vật trong lễ hội của Nhật Bản.

Vì việc này mà dẫn đến có người tán thưởng, có người không đối với lễ hội hoặc nghi thức này. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định là cộng đồng ở đó rất hưởng ứng việc này (rước tàng thinh và mặt nguyệt kiểu mới). Những người đi dự hội cũng đều hưởng ứng với việc này. Những người không hưởng ứng đại đa số là những người không đi dự hội và chỉ được nhìn qua hình ảnh trên mạng”, ông Năng nói.

Theo ông Năng thì Lễ hội Ná Nhèm là lễ hội tái hiện lại thời hưng thịnh của vua Mạc. Lễ hội bắt đầu từ 5h sáng bằng lễ rước nước từ miếu thờ đức vua về đến đình làng là nơi thờ của một đức vua khác. Sau đó tiếp tục nghênh giá đưa đức vua ra ngoài ngự để xem con cháu mai phục và đánh trận. Câu chuyện của buổi sáng là mai phục và đánh trận kèm cung tiến lễ vật. Cung tiến tại ở cổng Tam Tiều trong tiếng hô “Vạn tuế”, một ứng xử duy nhất dành cho đức vua. Vật cung tiến bao gồm nhiều lễ vật như: cây thiên tuế để ước mong sống lâu trăm tuổi, có tàng thinh - mặt nguyệt để ước mong con cháu sinh con đàn cháu đống, có củ khoai sọ để cầu luôn có cái mưu sinh, có cái kén của con tằm để có quần áo mặc…

Nghi thức tái hiện lại trò sỹ nông công thương trong Lễ hội Ná Nhèm. Ảnh: BTN.
Nghi thức tái hiện lại trò sỹ nông công thương trong Lễ hội Ná Nhèm. Ảnh: BTN.

Câu chuyện của buổi chiều là diễn đạt lại văn hóa mưu sinh gồm các trò như: sỹ nông công thương, ngư tiều canh mục… Ngoài ra, có cả “tiết mục” hát dạy con cách học làm tiến sỹ, dạy cả nghề canh cửi, nghề trồng dâu nuôi tằm. Tuy nhiên, câu chuyện buổi chiều lại ít được nhắc đến trên truyền thông khiến nhiều người chưa hiểu hết ý nghĩa của câu chuyện dài về lễ hội này.

“Thành công của năm nay là ngoài việc công bố di sản quốc gia còn có sự có mặt của con cháu dòng họ Mạc ở các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Phòng… về tụ hội và họ đều thừa nhận cũng như ủng hộ những nét văn hóa trong lễ hội. Văn hóa gắn liền với quá trình phát triển và nguyện ước của cộng đồng. Chúng ta không thể bình luận chiếc bánh chưng thắp trên bàn thờ của ông Lang Liêu ngày xưa bé bằng bàn tay với một cái bánh chưng con cháu làm để giỗ tổ vua Hùng nặng 7 tạ. Tương đương như thế là câu chuyện của của tàng thinh - mặt nguyệt năm nay. Có thể năm ngoái tàng thinh chỉ to bằng bắp chuối năm nay to hơn nhưng trong không gian linh thiêng thì nó chỉ là linh vật. Chỉ khi người ta “bê” linh vật đó ra không gian khác, sử dụng mục đích khác thì mới có vấn đề phản văn hóa được nêu.


Nghi thức dạy con học làm tiến sỹ, dạy trồng dâu nuôi tằm, dệt vải... với sự chứng kiến của đông đảo người dân đến dự hội. Ảnh: BTN.

Nghi thức dạy con học làm tiến sỹ, dạy trồng dâu nuôi tằm, dệt vải... với sự chứng kiến của đông đảo người dân đến dự hội. Ảnh: BTN.

Còn xin nhấn mạnh là chúng tôi không việc gì phải tham khảo lễ hội này ở đâu cả bởi chúng tôi phục dựng theo truyền thống. Truyền thống có thế nào chúng tôi làm thế. Chỉ có một điều, trong diễn trình phát triển của văn hóa cũng như nguyện vọng của cộng đồng là họ muốn tìm đến cái gì đó tập trung chú ý hơn cho khách đến dự hội. Vì thế cộng đồng mới quyết định năm nay làm to hơn, đẹp hơn.

Khi tổ chức lễ hội, ngoài tính tôn kính tôn vinh ra lễ hội không có một tí gì gọi là tính chất thương mại hóa cả. Không có một tý gì gọi là thuê mướn các diễn viên ABC ở đâu vào đóng thế để cho xong cả. Tất cả là của dân và được trao truyền”, ông Năng nhấn mạnh.

to Top