ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI
Họ và tên
Tên đăng nhập (Viết liền, không dấu, tối đa 20 ký tự)
Địa chỉ Email (Dùng khi Quên mật khẩu)
Mật khẩu (Tối thiểu 6 ký tự, tối đa 12 ký tự)
Xác nhận
Mật khẩu
Loading...

GIỚI THIỆU VỀ LÀNG PHỤC LỄ VÀ DÒNG HỌ NGUYỄN VĂN

Ông Tổ khai sáng dòng họ tên là Nguyễn Phúc Tường - tên húy dùng để cúng Giỗ Tổ là Nguyễn Quý Công Tự Phúc Tường, cụ quê gốc ở miền Bắc do tránh sự truy sát của các thê lực phong kiến Bắc Triều (nhà Mạc) nên chỉ mang theo 2 người con trai về định cư tại xóm Nội Tiến thuộc thôn Phục lễ, xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Sau khi cụ mất con cháu lập mộ tại khu vực xóm Trung Kiên cũng thuộc làng Phục Lễ, phần mộ vẫn được con cháu tôn tạo và gìn giữ đến ngày nay. Hai người con trai cụ lấy vợ sinh con đẻ cháu và phát triển thành 2 Chi họ lớn là Chi 1 và Chi 2. Nhà thờ Tổ hiện nay được xây dựng trên phần đất gia đình cụ Nguyễn Văn Lấn đầu xóm Nội Tiến hết sức khang trang với kiến trúc áp dụng theo luật phong thủy phương Đông, hình chữ T ( có nghĩa là phát tài, phát lộc). Ngày Giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng hàng năm.

GIỚI THIỆU VỀ DÒNG  HỌ NGUYỄN VĂN VÀ GIA PHẢ CHI 2- CÀNH 3 HỌ NGUYỄN VĂN LÀNG PHỤC LỄ, XÃ HOẰNG LƯU, HOẰNG HÓA , THANH HÓA.

Họ Nguyễn Văn  ta đến sinh sống ở làng Phục Lễ - Xã Hoằng Lưu – Hoằng Hóa – Thanh Hóa từ bao giờ? Lý‎ do  chuyển đến và cụ Thủy Tổ của họ là ai? Đến nay con cháu trong dòng họ nhiều người chưa biết rõ.

Trước kia dòng tộc  Nguyễn Văn có Gia phả đầy đủ bằng Chữ Hán,  nhưng do binh hỏa, chiến tranh, loạn lạc dòng họ phải di nhiều lần chuyển nhà thờ Tổ,  cộng với việc  bảo quản không tốt nên đến nay gia phả này bị thất truyền. Theo lời kể của cụ  Nguyễn Quang Khôi đời thứ 17, cụ Nguyễn Đức Ngoạn - đời thứ 17, cụ Nguyễn Văn Túc đời thứ 17 - Trưởng  họ và các ông Nguyễn Đình Chiến,  Nguyễn Văn Tới đời thứ 18  về ông Tổ khai sáng dòng họ tên là Nguyễn Phúc Tường - tên húy dùng để cúng Giỗ  Tổ là Nguyễn Quý Công Tự Phúc Tường, cụ quê gốc ở miền Bắc  do tránh sự truy sát của các thê lực phong kiến Bắc Triều (nhà Mạc)  nên chỉ mang theo 2 người con  trai về  định cư tại xóm Nội Tiến thuộc thôn Phục lễ, xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Sau khi cụ mất con cháu lập mộ tại khu vực xóm Trung Kiên cũng thuộc làng Phục Lễ, phần mộ vẫn được con cháu tôn tạo và  gìn giữ đến ngày nay.  Hai người con trai cụ lấy vợ sinh con đẻ cháu và phát triển thành 2 Chi họ lớn là Chi 1 và Chi 2. Nhà thờ Tổ hiện nay được xây dựng trên phần đất  gia đình cụ Nguyễn Văn Lấn  đầu xóm Nội Tiến hết sức khang trang với  kiến trúc áp dụng theo luật phong thủy phương Đông, hình chữ T ( có nghĩa là phát tài,  phát lộc). Ngày Giỗ Tổ được tổ  chức vào ngày 11 tháng Giêng hàng năm. Phần Mộ Tổ tọa  lạc ở khu đất cao, thoáng đảng thuộc xóm  Trung Kiên ( làng Phục Lễ), phía trước nhà thờ họ hiện nay khoảng 100m về phía Nam. Hậu duệ các đời sau của dòng họ ở làng Phục Lễ ngày càng phát triển trở thành một dòng họ lớn và chủ yếu lấy tên lót là Nguyễn Văn để đặt tên cho con cháu  nên theo thống nhất của dòng họ khi lập Gia phả  lấy tên họ  là Nguyễn Văn để phân biệt với 1 số dòng họ khác.  

Theo thống kê sơ bộ vào 13 năm trước nhân  dịp khánh thành nhà thờ Tổ năm 2010 dòng họ có 134 nhân đinh (con trai) còn sống, được phân chi làm 2 Chi: Chi 1 do cụ Nguyễn Văn Túc - đời thứ 17 làm Trưởng họ; Chi 2 có nhân đinh đông nhất được phân làm 3 cành: (Chi 2- Cành 1- do ông Nguyễn Văn Nuôi - đời thứ 18 làm Trưởng cành; Chi 2- Cành 2- do cụ Nguyễn Quang Tuất - đời 17 làm Trưởng cành;  Chi 2- Cành 3 - do anh Nguyễn  Thế Anh - đời thứ 19- Làm Trưởng cành).

Theo viện dẫn Gia phả trước đây của họ  được các cụ  cao niên kể lại như cụ Nguyễn Quang Khôi (sinh năm 1927), cụ Nguyễn Đức Ngoạn ( sinh năm 1927), cụ Nguyễn Văn Túc (sinh năm 1938), tính  từ đời các cụ về trước dòng họ đã truyền nối được 16 đời và đến nay đang là đời 20 - 21. Căn cứ cách tính đời người theo quy ước Gia phả các dòng họ thì một đời gia phả tính từ cha đến con vào khoảng 20 đến 30 năm, trung bình 25 năm và tính ngược lên 16 đời đến cụ Tổ Nguyễn Phúc Tường  thì cụ đến làng Phục Lễ vào đầu thế kỷ 16 (khoảng năm 1525). Đây là mốc thời gian  ứng với giai đoạn lịch sử đầy biến cố của Triều Lê Sơ – Hậu Lê, khi  đó nhà Lê Sơ bước vào giai đoạn suy yếu, quyền thần  Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành, đến năm 1527 thì ép vua Lê Cung Hoàng tự tử và lập ra nhà Mạc.  Năm 1533, vua Lê Trang Tông lên ngôi ở Thanh Hóa lập lại triều Lê – tức nhà Lê Trung Hưng và  khởi binh đánh lại nhà Mạc. Lịch sử gọi giai đoạn này là cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều,  trong đó Nam Triều do vua Lê đứng đầu ở Thanh Hóa; Bắc triều do nhà Mạc đứng đầu ở Thăng Long (Hà Nội).  Thời điểm này có nhiều dòng họ, quan lại  ở phía Bắc  bất mãn với nhà Mạc nên di cư khỏi địa phương nhằm bảo tồn nòi giống của dòng họ. Cụ Tổ họ Nguyễn Văn ta là một trong số những trường hợp đó nên cụ chỉ kịp mang theo 2 người con trai đến và định cư tại làng Phục Lễ  và trở thành ông Tổ của họ Nguyễn Văn chúng ta ngày nay. Tất cả chỉ là những kiến giải  trên mang tính  chất tương đối dùng để tham khảo lý giải nguồn gốc dòng họ.

Việc xưa khó khảo cứu do  không được ghi chép đầy đủ, gia phả các đời sau bảo quản không tốt nên con  cháu dòng họ  ngày nay chỉ nhớ được tên húy kỵ của cụ Tổ, ngày giỗ và một số chi tiết được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Các con cháu, hậu duệ về sau của cụ có nhiều đóng góp cho làng xã, có một số người tham gia hội đồng chức sắc ở làng xã thời phong kiến, một trong số đó có cụ  Nguyễn Quý  ở Chi 2- Cành 3 được làng tôn bát hương thờ phụng tại Đình làng Phục Lễ do cụ  có nhiều đóng góp trong việc xây dựng, hương hỏa cho làng, cải tạo đình làng được làng triều mến gọi là cụ  Hậu Ân (nghĩa là có ân nghĩa với làng). Thời kỳ còn  Nghè Ba xã và Đình làng xưa của  Phục Lễ ( khu vực ngày nay đang có dự án xây dựng lại Đình làng) thì phe Nguyễn ( tức họ Nguyễn Văn) chưa ra tế thì các phe khác chưa ra, điều đó chứng tỏ từ xưa họ Nguyễn Văn đã là một dòng họ lớn và có uy tín trong làng, ngoài xã. Đến nay dòng họ Nguyễn Văn cùng với họ Lê Văn, họ Trương Ngọc, họ Hoàng Đình...,  là một  trong những dòng họ có nhân khẩu lớn của làng Phục Lễ, con cháu của dòng họ phân bổ mọi  khắp miền Tổ quốc và nước ngoài, có nhiều gia đình đã định cư tới 3 đời trở lên ở các vùng miền khác nhau.

          Phát huy công đức và truyền thống Tổ tiên để lại ngày nay con cháu dòng họ Nguyễn  Văn vẫn giữ được vai trò to lớn trong làng ngoài  xã và trên phạm vi quốc gia,  nhiều người nắm giữ vai trò trọng yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước đóng góp thiết thực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Là con cháu của dòng họ nhớ câu “Uống nước nhớ nguồn” là điều con cháu các thế hệ phải khắc cốt ghi tâm. Cần phải biết rõ nguồn gốc tổ tiên, phần mộ, ngày giỗ để tri ân công đức Tổ tiên như ông cha ta xưa dạy rằng:

“ Cây có gốc mới nảy cành xanh ngọn

Nước có nguồn biển mới rộng sông sâu

Chúng ta nguồn gốc từ đâu?

Có Tổ tiên trước về sau có mình”

Với suy nghĩ ấy rất mong các anh em, con cháu  dòng họ khắp mọi miền Tổ quốc và trên toàn thế giới  trên cơ sở kế thừa những ghi chép của cụ Nguyễn Quang Khôi, cụ Nguyễn Đức Ngoạn và các ghi chép ngày giỗ của các gia đình trong dòng tộc vào năm 2010,  tôi đã  hoàn thành xong cuốn Gia phả Chi 2 Cành 3 vào đúng dịp khánh thành nhà thờ Tổ của dòng họ. Đến nay sau 13 năm hiệu đính, bổ sung vào tháng 10/2023  bước đầu số hóa trên không gian mạng Internet để mong muốn con cháu khắp miền Tổ quốc có thể truy cập được thông tin dòng họ, hiệu đính trên tinh thần Uống nước nhớ nguồn, kết nối , đoàn kết và phát triển dòng họ lên 1 tầm cao mới, trao  truyền lại cho muôn đời sau.  Rất mong sự lưu tâm, góp ý mang tính xây dựng của con cháu dòng họ tiếp tục góp ý, bổ sung, hoàn thiện.  Trong quá trình biên tập khó tránh khỏi những  thiếu  sót rất mong được lượng thứ và góp ý để hoàn thiện. Đồng thời từ Gia phả Chi 2- Cành 3, rất mong có sự lưu tâm kết nối của các chi họ thống kê, tổng hợp, đối chiếu thống nhất các tư liệu về dòng họ  kết chuyển thành hợp phả - Gia phả họ Nguyễn Văn của làng Phục Lễ, xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa giúp cho con cháu sau này của họ không bị nhầm lẫn ngôi thứ, ghi nhớ huyết thống nguồn gốc Tổ tiên, xem Gia phả như Gia bảo của dòng họ để bồi đắp truyền thống ấy ngày một tốt đẹp hơn.

 Thanh Hóa, ngày 26 tháng 10 năm 2023  

HẬU DUỆ ĐỜI THỨ 19-  NGUYỄN VĂN BÀI – CHI 2, CÀNH 3 – KÍNH SOẠN !

 
to Top