ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI
Họ và tên
Tên đăng nhập (Viết liền, không dấu, tối đa 20 ký tự)
Địa chỉ Email (Dùng khi Quên mật khẩu)
Mật khẩu (Tối thiểu 6 ký tự, tối đa 12 ký tự)
Xác nhận
Mật khẩu
Loading...

CỤ THAM HỒ - TRẦN SỸ HỒ - THƯỢNG THỦY TỔ CÁC CHI TỘC HỌ TRÂN SỸ Ở CAN LỘC,THẠCH HÀ,LỘC HÀ

THƯỢNG THUỶ TỔ HỌ TRẦN SỸ Ở HUYỆN CAN LỘC 1

 

1. Họ và tên đầy đủ: Trần Sỹ Hồ - tên tự là Khai Đạo tiên sinh; tên thuỵ( tên hèm) là Tĩnh Trai( có nghĩa là căn phòng yên tĩnh).

Chúng ta cần lưu ý rằng: từ trước đến nay, trong Gia phả của các chi tộc họ Trần Sỹ ở các nơi trong và ngoài huyện Can Lộc, có nơi gọi Cụ là Tham Hồ; Tham Hò; Thám Hồ( dựa theo truyền thuyết Cụ là người có tài phi thường về sông nước)..v.v.

Qua nghiên cứu các tài liệu đã thu thập được, chúng tôi thấy cần phải gọi Cụ là Cụ Tham Hồ là có cơ sở nhất vì Cụ được phong chức Tham nghị tán lý quan – một chức quan trong triều đình thời bấy giờ.

 

2. Ngày, tháng, năm sinh: ngày, tháng năm sinh của Cụ hiện chưa rõ.

 

3.Ngaỳ giỗ của Cụ: đến nay chưa có tài liệu nào đã được tìm thấy mà có nói đến ngày mất của Cụ. Bởi vậy, chúng ta chưa biết được ngày giỗ của Cụ

 

4. Quê quán: vấn đề hiện nay chúng ta cần tìm hiểu thêm là quê quán chính thức của Cụ Tham Hồ là ở đâu?( Cụ từ đâu tới?). Hiện nay chúng ta mới biết được Cụ đã sinh sống và mất tại xã Thổ Vượng( nay là xã Vượng Lộc – Can Lộc) còn Cụ được sinh ra ở đâu? Cha mẹ Cụ là ai? Thì ta chưa biết được.

 

5. Vợ của Cụ là bà Quý Thị Xá – là con gái đầu cua một gia đình họ Quý. Ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng năm mất của Cụ bà hiện chưa rõ.

 

6. Con cái: hai Cụ chỉ sinh được một người con trai có tên là Hương Bảng, tự Cự Nguyên được giữ chức Dinh thiện ty- Công bộ Lang trung thời bấy giờ

 

7. Về phần mộ của các Cụ:

Mộ của Cụ trước đây ở xã Thổ Nghi, làng Đông Ngoã xứ Đồng Đò tại một dăm cao gần điện Cửa Trâm; chiều dài 9 trượng, rộng 3 trượng; mộ toạ Bắc, hướng Nam; lấy vực Cửa Trâm làm thuỷ khẩu; trước có nương mạ 1 sào; mộ táng trong nương mạ ấy.

Hiện nay, do tình hình thực địa có thay đổi nhưng mộ ngài vẫn ở chỗ cũ như nói trên. Đó là gần vực Cửa Trim( tiếng địa phương) chỗ ngã ba sông Hạ Vàng( một ngả xuống sông Nghèn, một ngả ra sông Cài, một ngả lên sông Nhe-Đình).

Mộ xây bằng gạch, hình như kiểu cái lăng, có khắc chữ 1702, có lẽ là năm xây mộ và năm 1937 lằn sửa lại.

Còn mộ Tổ bà được táng trên một cái dăm cao, mộ vẫn bằng đất( nay họ đã xây lại). Mộ Tổ bà nằm sát bên đường đi lại của xóm Mới.

Như vậy, mộ Tổ ông và mộ Tổ bà nay ở trên phần đất xã Vượng Lộc huyện Can lộc tỉnh Hà Tĩnh( gần nhà thờ công giáo xứ Cự Lâm).

Năm 2004, họ Trần Sỹ đẫ tổ chức rước phần mộ của Tổ bà về an táng cạnh phần mộ của Tổ ông và đẫ tôn tạo, xây lăng mộ cho cả Cụ Ông và Cụ Bà có mái che.

8. Về công danh sự nghiệp:

Cụ Tham Hồ là quan trong triều đình với chức vụ là Chỉ huy thiêm sự ở Thanh đạo ty thuộc Kim ngô vệ là một trong 2 vệ quân cấm thành. Chức Chỉ huy thiêm sự là chức đứng đầu một ty ở đây, Cụ là người đứng đầu ty Thanh đạo, có hàm là Chánh ngũ phẩm – tương đương với chức Cụ trưởng ngày nay. Còn Thanh đạo ty – tương đương với cục Cảnh sát giao thông ngày nay. Nhưng ty này ngày xưa nằm trong đội hình quân cấm vệ của triều đình.

Thời Lê Trung hưng, bắt đầu từ vua Lê Thánh Tông lập ra Vệ Kim Ngô và Vệ Cẩm Y để bảo vệ Cấm thành. Trong việc bảo vệ Cấm thành, các triều Vua Chúa ngày xưa thường dùng người trong Hoàng Tộc hoặc được Vua đặc biệt tín nhiệm, tin dùng vì có nhiều công lao to lớn. Cụ Tham Hồ được là người đứng đầu một ty của Kim ngô vệ, điều này chứng tỏ Cụ là người được vua Lê triều đại bấy giờ đặc biệt tín nhiệm, tin dung.

 

Đồng thời Cụ là Tham nghị tán lý quan – một chức quan nằm trong bộ phận tham gia góp ý kiến vào các văn bản, đường lối chiến lược quân sự của triều đình thời đó

Mặt khác, theo nội dung ghi trong Gia phả chữ Hán được lưu giữ lại ở nhà thờ Đại tôn họ Trần Sỹ ở xóm Đông Hoà, xã Khánh Lộc huyện Can Lộc thì:

Sau khi Cụ mất, Cụ được phong là Cự Lâm phúc thần( một vị Thần công đức).

Về tước Xuân quận công:

Tước công có 2 loại: loại 2 chữ là Quận công chỉ phong cho con cháu trong hoàng tộc hoặc những quan đại tần hàm nhất phẩm. Còn loai 3 chữ thì thời Lê Trung hưng: những người không phải trong dòng dõi triều đình, nhưng có công lớn với nước thì được phong Quận công 3 chữ( ví dụ Xuân quận công…) về văn ban hay võ ban đều ngang Chánh thất phẩm và ít khi ban cho người còn sống và thường lấy một chữ trong tên huyện làm tước danh. Ở đây, Cụ được phong Xuân quận công thì chưa rõ lấy tên huyện nào( có thể là huyện Thọ Xuân chẳng hạn). Khả năng lớn là sau khi Cụ mất thì triều đình có sắc phong cho Cụ là Xuân quận công.

Điều đáng tiếc là cho đến hiện nay, những thông tin về Cụ chỉ mới là nội dung trong gia phả của các chi tộc mà chưa có một tài liệu, chứng cứ gì( sắc phong của triều đình) có tính pháp lý về Cụ. Các sắc phong của Cụ, chắc chắn là có nhưng hoặc là đã bị mất mát hoặc đang thất lạc đâu đây. Chúng tôi ước mong rằng: sau này, các thế hệ con cháu hậu duệ của Cụ sẽ có người tìm được để làm rõ hơn về cuọcc đời và sự nghiệp vinh quang của Cụ.

 

Qua bản Gia phả còn được lưu giữ lại ở nhà thờ Đại tôn họ Trần Sỹ ở xóm Đông Hoà, xã Khánh Lộc huyện Can Lộc thì Cụ Thượng Thuỷ Tổ của họ Trần Sỹ ở huyên Can Lộc có tên chính thức là Cụ Tham Hồ( do chức vụ của Cụ là Tham nghị tán lý quan) chứ không phải là Thám Hồ hay Thám Hò hoặc như một số người lâu nay lầm tưởng.

Những sự tích về Cụ như trong truyền thuyết dân gian viết là để ca ngợi tài nghệ sông nước lỗi lạc của Cụ.

 

9. Những vấn đề cần sưu tầm, nghiên cứu về Cụ Tham Hồ:

Hiện nay, những tài liệu chính thức về Cụ Tham Hồ mới chỉ là những lời được ghi chép trong Gia phả của 2 chi tộc họ Trần Sỹ thuộc hậu duệ của Cụ. Theo như nội dung được ghi chép ở trong các tài liệu này thì Cụ là Chỉ huy thiêm sự của Thanh đạo ty thuộc Kim ngô vệ là một trong hai vệ của quân cấm thành thuộc triều đình thời bấy giờ( một chức vụ tương đương Cụ trưởng cục Cảnh sát giao thông thời nay). Mặt khác, Cụ lại là Tham nghị tán lý quan – một chức quan về Võ ban(quân sự).

Một vấn đề vô cùng cần thiết mà nếu thời đại chúng ta hiện nay chưa là được thì các thế hệ con cháu, hậu duệ của họ Trần Sỹ ở huyện Can Lộc phải tìm cho được là nguồn gốc của Cụ Tham Hồ: Cụ từ đâu tới; xuất thân của Cụ như thế nào; mối liên hệ của Cụ với họ Trần Việt Nam được bắt đầu từ đâu?

Nghiên cứu về Cụ Tham Hồ - Thuỷ Tổ của họ Trần Sỹ ở huyện Can lộc và các huyên lân cận chúng tôi nghĩ rằng: với chức tước, vị trí của Cụ trong triều đình thời bấy giờ; với tài nghệ của Cụ, nhất là võ nghệ về sông nước đã được dựng thành truyền thuyết và truyền tụng ở tỉnh Hà Tĩnh thì có lẽ Cụ không phải chỉ là một người có tài bơi lặn, đánh bắt cá thông thường và xuất thân từ nghề chài lưới đơn thuần như trong truyền thuyết; mà có lẽ Cụ phải là người có dòng dõi là quan lại, quí tộc và được được học hành đào tạo về võ nghệ.

Tuy trong gia phả không ghi chép nhưng theo các cụ xưa truyền lạ thì Cụ Tham Hồ từ Thanh hoá di cư vào( nhưng các cụ xưa cũng không biết rõ Cụ từ vùng nào của Thanh Hoá).

Qua nghiên cứu lịch sử họ Trần thời bấy giờ thì có thể Cụ Tham Hồ là dòng dõi, hậu duệ của Cụ Trần nguyên Hãn.

Bởi vậy, để sưu tầm nguồn gốc xuất thân của Cụ Tham Hồ, theo suy nghĩ của chúng tôi thì chúng ta( con cháu hậu duệ của Cụ từ thời nay về sau) nên tìm hiểu những họ Trần là hậu duệ của cụ Trần Nguyên Hãn ở vùng Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá như: họ Trần ở xã Trung Lễ huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh; họ Trần ở xã Diễn Phong – Diễn Châu – Nghệ An( họ nay trước đây có cụ tên là Trần Sĩ Đôn); ở xã Thọ Thành – Yên Thành – Nghệ An; ở xã Nhân Thành, xã Vĩnh Thành – Yên Thành – Nghệ An( đây là nơi cụ Trần Thiện Tính hiệu Chân Thường là người con trai thứ ba của tổ Pháp Độ Công - Trần Quốc Duy) hay họ Trần xứ Tống Sơn – nay là miền Nga Sơn, Hậu Lộc Thanh Hoá( nơi có cụ Trần Đạo Tín, con trai của cụ Trần Quốc Duy( cụ Duy là con trai của cụ Trần Nguyên Hãn).

 

Lời kết:

 

Nghiên cứu về một nhân vật lịch sử sống cách thời đại chúng ta khoảng bốn; năm trăm năm trong điều kiện tư liệu, tài liệu chỉ là một số nét chấp phá trong Gia phả của dòng họ là một việc làm “ mò kim đáy bể, đãi cát tìm vàng” nhưng là một người con của tộc Trần Sỹ, tôi cố gắng dịch tài liệu( Gia phả chữ Hán của họ Trần Sỹ ở xã Khánh Lộc và Gia phả chữ Hán của họ Trần Sỹ ử xã Trường Lộc); nghiên cứu về lịch sử nước ta nói chung và gian đoạn Lê Trung hưng nói riêng. Đồng thời, tìm hiểu về hệ thông Quan chế trong các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung và thời Lê Trung hưng nói riêng; nghiên cứu về dòng dõi họ Trần ở Việt Nam qua mấy ngàn năm lịch sử…Để có thể tìm ra những điều gần đúng nhất về Cụ Tổ của họ Trần Sỹ ở huyện Can Lộc( cho đến nay đã biết).

Do kiến thức còn nông cạn và hạn chế về tài liệu tham khảo, mặc khác không tránh khỏi những nhận định chủ quan nên những nhận định của tôi có thể chưa làm thoả mãn người đọc

 

Tôi hy vọng rằng những nhận định chúng của tôi – có thể chưa đúng – nhưng gợi lên vấn đề mà con cháu hậu duệ của Cụ sau này sẽ có nhiều người có trình độ cao hơn; nhiệt huyết với việc tổ tiên có thể tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về Cụ Tham Hồ - Thuỷ Tổ của họ Trần Sỹ ở huyện Can Lộc( và các huyên lân bang như Thạch Hà, Lộc Hà).

to Top