ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI
Họ và tên
Tên đăng nhập (Viết liền, không dấu, tối đa 20 ký tự)
Địa chỉ Email (Dùng khi Quên mật khẩu)
Mật khẩu (Tối thiểu 6 ký tự, tối đa 12 ký tự)
Xác nhận
Mật khẩu
Loading...

Sơ lược về GIA PHẢ HỌ LÊ THÔN TIỂU HOÀNG

Nói đến GIA PHẢ, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một cuốn sách hay một bảng hình rẻ quạt thể hiện các thành viên trong họ nối tiếp đời này sang đời khác (Phả hệ hình cây). Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Vậy GIA PHẢ là gì?

Từ Hán Việt GIA nghĩa là Gia đình, NhàPHẢ (còn đọc là PHỔ) nghĩa là Sổ, Sách. Hiểu nôm na thì GIA PHẢ là một cuốnSổ Gia đình. Trong đó ghi chép lại đầy đủ các sự kiện xảy ra trong nhà như là cuốn Lịch sử của gia đình vậy. Cuốn sổ ấy truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia....  Lâu dần gia đình ấy sinh sôi và phát triển thành một Dòng họ. GIA PHẢ của một Dòng họ là bắt nguồn từ ấy.

    Ngày xưa đa số người dân nước ta thường không biết chữ. Ngày tháng năm sinh của các con còn không nhớ (vì không ghi lại được) chứ nói chi đến các sự kiện khác xảy ra trong nhà. Ở những gia đình quan lại, quyền quý có ăn học mới có điều kiện ghi Gia phả, còn nhà thường dân thì không. Trong một Dòng họ cũng vậy. Có Dòng họ ghi Gia phả ngay từ những thế hệ đầu tiên (nên thường đầy đủ, chinh xác). Có Dòng họ thì mãi đén các thế hệ sau này, (có khi qua 6, 7 thế hệ) con cháu mới có điều kiện tìm hiểu, truy vấn và ghi chép lại thành Gia phả. Những Gia phả này thường sơ sài, đơn giản. Có khi chỉ là một bản PHẢ ĐỒ (Phả hệ hình cây) ghi lại thứ tự các thế hệ trong dòng họ mà thôi.

    Ngày nay đời sống được nâng cao, ai cũng biết chữ, ai cũng rành rẽ các thiệt bị công nghệ. Điện thoại thông minh, máy tính cá nhân, camera IP ... người người, nhà nhà đều có. Ai cũng có thể là Youtuber, Facebooker. Bloger ... 

    Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau xây dựng một GIA PHẢ của họ Lê bằng công nghệ mới. Các sự kiện, các dữ liệu, thông tin về dòng họ, về các bậc tiền bối ... mà các thành viện thu thập (qua trí nhớ, qua câu chuyện đươc nghe, được thấy ...) sẽ đăng tải dạng văn bản, hình ảnh hay video.  Ở đó con cháu trong dòng họ đang sinh sống ở tất cả mọi nơi trên trái đất đêu có thể viếng thăm, cung cấp và trao đổi thông tin, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Giúp kết nối tất cả mọi người thành một khối như thời cha ông chúng ta còn cư ngụ chung trên một mảnh đất Tổ tiên vậy.

    Về Tên gọi:

    Địa danh Tiểu Hoàng đã có trên 500 năm nay, từ thời khai quốc công thần Phạm văn Xảo chiêu dân lập ấp. Khi cụ Lê Hút đến định cư hơn 400 năm về trước thì dòng họ ta đã gắn liền với địa danh này. Đơn vị hành chính của Tiểu Hoàng từng là "XÃ, THÔN, LÀNG, ẤP" và địa giới cũng thay đổi lớn nhỏ tùy theo triều đại, thể chế chính trị. Thiển nghĩ đơn vị THÔN là thông dụng và gần gũi hơn. Có người sẽ nói sao không gọi là Họ Lê xã Tây Sơn, vì họ Lê ở thôn Hoàng Tân và thôn Tiểu Hoàng là một. Xin tóm tắt lịch sử xã Tây Sơn như sau

    Tháng 1/1946 chính quyền Cách mạng thành lập xã Thái Học thuộc huyện Tiền Hải, gồm các thôn Tiểu Hoàng, Hoàng Tân, La Cao, Thư Điền và An Khang.

    Tháng 3/1949 đổi tên xã Thái Học thành xã Công Trứ.

    Năm 1956, tách thôn Thư Điền về xã Tây Giang và thôn An Khang về xã Tây An. Xã Công Trứ còn lại 3 thôn: Tiểu Hoàng, Hoàng Tân, La Cao và đổi tên thành xã Tây Sơn

    Ngày 11/2/2020  nhập xã Tây Sơn và xã Tây An vào thị trấn Tiền Hải

    Như vậy sau 64 năm tồn tại, xã Tây Sơn đã bị xóa sổ. Có một điều khôi hài là khi xã Tây Sơn của huyện Tiền Hải bị khai tử thì lại có một xã Tây Sơn khác được khai sinh mãi tận trên ... Kiến Xương (sau khi nhập hai xã Vũ Tây và Vũ Sơn).

    Từ đó tạm đặt tên dòng họ ta là: HỌ LÊ THÔN TIỂU HOÀNG để phân biệt với các dòng họ khác. Mong mọi người quan tâm, góp ý để hoàn thiện ạ !

    Người Việt xưa thường có nhiều tên khác nhau:

    1/ Tên Húy, là tên gọi chính thức từ lúc mới sinh ra, nay là tên thường gọi.

    2/ Tên Tự được đặt khi trưởng thành (sau 20 tuổi), thường đặt cho văn vẻ, ý nghĩa ... tương đồng với tên Húy.

    3/ Tên Hiệu là tên đặt lúc đà thành đạt; có tiếng tăm, vai vế và địa vị trong xã hội.

    4/ Tên Thụy là tên con cháu đặt khi sắp mất để khấn bái khi cúng giỗ, tế lễ.

    Để đỡ gây khó hiểu, nhầm lẫn, trong Gia phả này xin được phép gọi các cụ theo tên Húy ạ!

Về xưng hô:

    Âm Hán Việt xưa, các cụ thường gọi các bậc tổ tiên, sinh thành sau khi đã mất như sau:

    1/ Bố là Hiền khảo, mẹ là Hiền tỷ.

    2/ Ông nội là Tổ khảo, bà nội là Tổ tỷ.

    3/ Cụ (cố) ông là Tằng tổ khảo, cụ bà là Tằng tổ tỷ.

    4/ Kỵ (sơ) ông là Cao tổ khảo, kỵ bà là Cao tổ tỷ.

    5/ Cứ trên một đời nữa thì thêm một chữ Cao. (ví dụ: Cao cao tổ khảo, Cao cao cao tổ khảo ...).

    6/ Các bậc trên nữa (khi thêm nhiều chữ Cao quá thì) gọi chung là Tiên tổ. 

    7/ Người ở ngôi cao nhất là Thủy tổ.

 Để tiện xưng hô, xin được phép gọi chung các bậc tổ tiên là Cụ ạ!

 Về mốc thời gian:

    Trước khi người Pháp sang đô hộ Việt Nam, dân ta chỉ sử dụng Âm lịch là lịch chính thức. Chẳng hạn hôm nay là: thứ Sáu, ngày 12 tháng  2 năm 2021 (dương lịch) sẽ là ngày Tân Mão tháng Canh Dần năm Tân Sửu, (ngày 1 tháng Giêng năm Tân sửu). Để dễ nhớ, trong trang Gia phả này xin được đổi ngày tháng sang dạng số Âm lịch (ví dụ ngày 1/1), còn năm lại là năm Dương lịch (ví dụ ngày 1/1/2021) 

 

    

to Top